Header Ads

Các loại hình bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ theo Luật Di Trú Mỹ


“Bị trục xuất khi đang hiện diện trên đất Mỹ’’ cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra thường xuyên:Ở lại Hoa Kỳ bất hợp pháp từ trước hoặc đã vượt biên giới trái phép vào Mỹ được hơn 100 mile so với điểm xâm nhập đầu tiên hoặc đã ở lâu hơn 14 ngày. Thực tế hiện nay trường hợp này xảy ra khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Hiện Hoa Kỳ có 12 triệu cư dân ở lậu.

Ðiển hình trong trường hợp du lịch, có người ở Hoa Kỳ quá thời hạn Sở Di Trú Mỹ cho phép, hoặc người đó đi làm hay đi học trong khi giấy chiếu khán của người đó ở Hoa Kỳ là du lịch, và vì vậy tự động người đó trở thành lưu trú tại Hoa Kỳ bất hợp pháp. Trong trường hợp du học, có người chỉ đi học được một hoặc hai mùa sau đó bỏ học, hoặc đi làm mà không có giấy phép do Sở Di Trú cấp.

Khai gian thông tin với Sở Di Trú Mỹ, hoặc tòa đại sứ, hoặc tòa lãnh sự Hoa Kỳ

Những ai trong diện Public Interest Parole (thường được gọi là diện PIP) Bảo Lãnh Đoàn Tụ Gia Đình, có dính trường hợp này. Những người công dân Hoa Kỳ bảo lãnh những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình. Theo luật di trú, không có gia đình tức là không có vợ hoặc có chồng. Có những người khai gian với Sở Di Trú Mỹ là họ không có vợ hoặc có chồng, sự thật người đó đã có gia đình nhưng giấu để được đi Mỹ theo cha mẹ. Mười năm sau khi vào Mỹ, được thẻ xanh, người đó lại bảo lãnh cho chồng hoặc cho vợ còn ở lại Việt Nam. Ðương đơn lại sơ hở dùng giấy hôn thú đã có trước khi qua Mỹ để nộp cho Sở Di Trú Mỹ, vì họ nghĩ rằng chuyện đó đã quá lâu, và hồ sơ đó chính phủ Mỹ không còn lưu giữ lại. Sau khi Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ bảo lãnh và gửi hồ sơ cho lãnh sự phỏng vấn Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán phát giác là người bảo lãnh đã có hôn thú trước khi nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ sẽ chuyển những hồ sơ đó về Sở Di Trú để giải quyết. Khi nhận được những hồ sơ đó, Sở Di Trú Mỹ bắt đầu tiến hành thủ tục trục xuất người đã làm đơn bảo lãnh cho vợ hoặc chồng ở Việt Nam.

Ðương đơn lại sơ hở dùng giấy hôn thú đã có trước khi qua Mỹ để nộp cho Sở Di Trú Mỹ


 Không vượt qua được tình trạng thẻ xanh có điều kiện hoặc bị coi là gian dối kết hôn giả.

Công dân Hoa Kỳ về Việt Nam để lập gia đình với một người ở Việt Nam, và sau đó làm đơn bảo lãnh người đó qua Hoa Kỳ. Theo luật di trú Hoa Kỳ, khi một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho chồng hoặc vợ để được sang Mỹ mà hôn nhân chưa đủ 2 năm thì người được bảo lãnh phải chấp thuận điều kiện là chỉ có thẻ xanh tạm (Conditional Resident- Cư trú có điều kiện) có hiệu lực 2 năm thôi. Sau 2 năm sau người công dân Hoa Kỳ cùng với người được bảo lãnh phải làm đơn để xin qua thẻ xanh vĩnh viễn, thẻ xanh vĩnh viễn. Sở Di Trú chỉ cấp thẻ xanh nếu hai người vẫn còn hôn thú và vẫn còn chung sống với nhau như vợ chồng. Nếu trong 2 năm này mà họ ly hôn nhưng không chứng minh được đã kết hôn thật sự hoặc bị phát hiện là hôn nhân giả thì có thể sẽ bị trục xuất. Điều kiện được miễn như vì bị bạo hành gia đình nên bắt buộc phải ly hôn và được Luật Chống Bạo Hành bảo vệ. Bị coi là hôn nhân giả là khi phỏng vấn cặp vợ chồng không đưa ra được bằng chứng về một cuộc hôn nhân thật sự và sẽ bị từ chối cấp thẻ xanh, bị out of status. Các trường hợp kết hôn khác khi đang du học hoặc du lịch Mỹ cũng tương tự nếu 2 bên không chững minh được là hôn nhân thực sự khi phỏng vấn cũng sẽ bị đưa vào tình trạng trục xuất.

Người ở Hoa Kỳ quá thời hạn Sở Di Trú Mỹ cho phép


Trường hợp của những người không phải là công dân Hoa Kỳ và đã bị kết án hình sự.

Có những người bị cáo bị buộc tội đã chấp nhận Plea Bargain (Thỏa Hiệp và Nhận Tội) với District Attorney- Công tố viên hoặc nhận tội mặc dù có thể người đó vô tội. Vì họ nghĩ rằng ở tù vài tháng sau đó thêm vài năm tù treo là xong. Họ muốn chấm dứt sự đối đầu với pháp luật để bắt đầu lại cuộc đời. Nhưng thật ra chính vì những sự nhận tội cho xong đó hoặc chấp nhận điều đình đó lại có thể làm cho họ bị trục xuất vì một bản án đã được tuyên và khung hình phạt vượt quá tiêu chuẩn của một ưu tiên không bị trục xuất. Một phần trong điều luật 237 nói rằng, khi người thường trú nhân phạm tội Moral Turpitude (tức là có tính cách suy đồi đạo đức) trong vòng 5 năm được sự thường trú và tội đó có thể bị án tù trong khung hình phạt một năm trở lên thì sẽ bị trục xuất. Chúng ta nên chú ý rằng có thể bị án tù “Trong khung hình phạt một năm trở lên” chứ không phải là thực tế vụ án bị án tù một năm trở lên. Nghĩa là dù rằng đương sự bị án 6 tháng tù giam hoặc tù treo nhưng tội đương sự phạm phải có thể nằm trong khung hình phạt 1 năm tù trở lên, đương sự cũng sẽ bị trục xuất. Những tội liên quan đến ma túy dù nhẹ nhưng hơn 1 lần phạm tội với mỗi lần dù dưới 30 gram cũng sẽ bị trục xuất vĩnh viễn. Một phần khác trong điều luật 237 nói rằng, nếu đương sự bị phạm 2 tội có tính cách suy đồi đạo đức thì đương sự có thể bị trục xuất. Theo điều luật này, nếu đương sự phạm 2 tội ăn cắp vặt sẽ bị trục xuất. Nhớ là “ăn cắp vặt”. Tức là vào siêu thị hoặc các shop thời trang thấy đồ dễ chôm quá cũng đừng nổi máu tham. Hai lần như thế là phải trả giá đắt.

Theo điều luật này, nếu đương sự phạm 2 tội ăn cắp vặt sẽ bị trục xuất. 


Mất tư cách đạo đức thì họ cũng bị mất luôn tư cách thường trú

Nhiều người cảm thấy Luật Di Trú Mỹ quá khắc nghiệt khi trục xuất những thường trú nhân đã phạm tội bởi những người này sau khi phạm pháp và bị kết án hình sự thì họ đã ở tù, ăn năn hối cải và đã chịu đựng đủ hình phạt cho tội lỗi của họ. Tuy nhiên luật đã nói rõ thường trú nhân vẫn là những người ở nhờ trên đất Mỹ và trong lúc chưa phải công dân Mỹ nếu họ đánh mất tư cách đạo đức thì họ cũng bị mất luôn tư cách thường trú. Mọi điều đều rất rõ ràng và ai cũng biết trước điều đó cho nên nếu muốn không bị trục xuất thường trú nhân phải tự kiểm soát hành vi của mình chứ không có cách nào hơn.
Trong 2 loại trục xuất kể trên, việc từ chối không cho nhập cảnh ở cửa khẩu thường đơn giản. Nếu đương sự không được vào nước Mỹ thì Cục Di Trú Mỹ sẽ bố trí chuyến bay cho đương sự trở về dễ dàng. Nhưng đối với những đương sự đang hiện diện trên đất Mỹ, muốn đuổi họ đi sẽ rất tốn kém cho ngân sách chính phủ vì phải đưa đương sự ra Tòa Án di trú, rồi họ sẽ kháng cáo ì xèo và được quyền làm đơn xin miễn trừ nếu quốc gia của công dân đó bị chính phủ Mỹ coi là một chính thể vi phạm nhân quyền… Vì Mỹ là một đất nước rất nhân đạo nên mọi việc luôn phải được giải quyết thấu đáo và có tình có lý.

Nếu đương sự không được vào nước Mỹ thì Cục Di Trú Mỹ sẽ bố trí chuyến bay cho đương sự trở về 


Thêm nữa việc quy kết một người là lưu trú bất hợp pháp không phải đơn giản đối với một quốc gia tôn trọng nhân quyền như Hoa Kỳ, cảnh sát không bao giờ xét hỏi bất kỳ ai khi họ không phạm pháp ngoại trừ những vùng biên giới nóng bỏng giữa Mỹ và Mexico vì dân Mễ mỗi ngày a lê xô vào đất Mỹ nhiều không kể xiết, có người bị trục xuất hôm nay thì có khi ngày mai ngày mốt đã lại vượt biên lậu vào Mỹ rùi. Cho nên hiện nay con số di dân trái luật ở Mỹ đã lên đến cả chục triệu, còn nhiều hơn cả dân số của những quốc gia ít dân như Áo, Bỉ, Lào, Cambodia…

Chưa kể bên cạnh việc trục xuất, Hoa Kỳ còn có những điều luật về chống trục xuất và xin khoan hồng giúp cho các bị can có thể tìm mọi yếu tố nhân đạo để mưu cầu quyền lợi cho mình. Nhiều người tưởng rằng một bị can bị trục xuất sẽ bị trục xuất ngay lập tức hoặc không có cơ hội vào lại Mỹ nhưng thực ra không phải vậy. Bị trục xuất tức là có thể diễn giải theo nghĩa “Trong quá trình sẽ bị trục xuất”. Quá trình này có khi rất dài và bị can có thể xin tỵ nạn, xin tại ngoại rồi kết hôn hoặc xin tự nguyện trục xuất để tương lai vào lại Mỹ dễ dàng…


Không có nhận xét nào

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.