Header Ads

Người Việt chi 3 tỷ USD mỗi năm cho con đi du học định cư Úc


Theo báo cáo mới đây của HSBC, mặc dù chi phí du học định cư  Úc thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới nhưng Úc vẫn nằm trong top 3 về sức hút đổi với sinh viên quốc tế bởi sự đầu tư cho giáo dục của Chính phủ, chất lượng sống cao, phúc lợi tuyệt hảo… và cơ hội việc làm, định cư sau khi tốt nghiệp. Trung bình mỗi du học sinh chi tiêu khoảng 30.000 – 40.000 USD mỗi năm cho học phí và sinh hoạt phí.

Những nỗi lo tài chính khi du học định cư Úc

Theo báo cáo mới nhất thuộc nghiên cứu “Giá trị của giáo dục” với tên gọi “Những nền tảng cho tương lai” vừa được ngân hàng HSBC công bố, hiện nay Việt Nam có hơn 110.000 du học sinh du học định cư Úc, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Như vậy, trung bình mỗi du học sinh chi tiêu khoảng 30.000 – 40.000 USD mỗi năm cho học phí và sinh hoạt phí.

 Có hơn 110.000 du học sinh du học định cư Úc, ước tính chi phí  3 tỷ USD mỗi năm


Báo cáo của HSBC cũng chỉ ra rằng, Việt Nam xếp thứ sáu (sau Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi và Canada) trong số các quốc gia có số lượng du học sinh tại Úc cao nhất, tính cả hệ thống giáo dục bao gồm cao đẳng – đại học và các cấp đào tạo khác. Úc và Canada cũng là hai quốc gia được nhiều người Việt lựa chọn để du học.

Theo HSBC, cơ hội được rèn luyện trong môi trường nói tiếng Anh là một trong những lý do chính để những quốc gia trên được lựa chọn, xét trong bối cảnh tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ nước ngoài phổ biến nhất tại Việt Nam.

Bất chấp những trăn trở về học phí và chi phí sinh hoạt của con cái cũng là nỗi trăn trở hàng đầu đối với chỗ ở, giao thông công cộng tại đất nước sở tại khi họ cho con đi du học, người Việt Nam đang đầu tư ngày càng nhiều vào tương lai giáo dục của con cái trong đó có việc cân nhắc cho con đi du học để chúng có điều kiện trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế, báo cáo nhận định.

Việc các bậc cha mẹ sẵn sàng đặt mục tiêu đầu tư cho tương lai giáo dục của con cái vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tài chính không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Báo cáo của HSBC cho thấy, có tới 60% các bậc cha mẹ (6.200 bậc cha mẹ ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ) tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng vay nợ để con cái của họ được học đại học.

Đặc biệt, cha mẹ ở khu vực châu Á và Mexico là những người sẵn sàng vay nợ để trang trải cho việc học của con mình nhất, với tỷ lệ cụ thể là 81% tại Trung Quốc,74% tại Mexico, 71% tại Ấn Độ, và 67% tại Hồng Kông. Trong khi đó, cha mẹ ở Anh, Úc và Pháp ít sẵn sàng hơn, với tỷ lệ lần lượt là 43%, 44% và 46%.

Người Việt Nam đang đầu tư ngày càng nhiều vào tương lai giáo dục của con cái 

Gần 88% trên thế giới sẽ cân nhắc việc học tập sau đại học cho con cái. Trong khi đó, hầu hết các bậc cha mẹ (95%) cho biết họ kỳ vọng con cái của họ sẽ hoàn tất chương trình đại học. Theo họ, tấm bằng sau đại học là chìa khóa để con cái họ có thể tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp, trong đó, 69% nghĩ rằng nhờ đó mà con họ dễ dàng được tuyển dụng hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp mà chúng chọn. 35% trong cuộc khảo sát cho biết họ sẽ cân nhắc cho con du học bậc đại học.

Trang trải chi phí du học định cư Úc của con cái chính là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Gần phân nửa số người tham gia khảo sát (49%) đều có cùng nhận định trên và cho rằng ưu tiên cho việc học của con cái quan trọng hơn cả mục tiêu tiết kiệm cho hưu trí của bản thân. Các quốc gia có tỷ lệ cha mẹ đồng thuận cao nhất về mục này bao gồm Pháp (70%), Trung Quốc (61%), Ai Cập (59%) và Singapore (55%).

Nhận xét về báo cáo, ông Kris Werner, Giám đốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản, ngân hàng HSBC cho biết: "Việc cha mẹ đặt mục tiêu đầu tư cho tương lai giáo dục của con cái vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tài chính của mình là bằng chứng cho thấy sự hi sinh vô điều kiện của những người làm cha mẹ. Trong số đó, không ít người cân nhắc cho con đi học nước ngoài sau khi chúng hoàn tất chương trình đại học trong nước với kỳ vọng tăng triển vọng nghề nghiệp cho con họ sau này".

Trang trải chi phí du học định cư Úc của con cái chính là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ.


Chi phí du học định cư Úc đắt đỏ như thế nào?

Theo số liệu của Study in Australia, mức học phí du học định cư Úc dành cho sinh viên quốc tế như sau:
- Chương trình Trung học: 8.000 - 30.000 AUD/năm.
- Học phí khóa Cao đẳng: 12.000 - 22.000 AUD/năm.
- Chương trình Cử nhân: 15.000 - 33.000 AUD/năm.
- Chương trình Thạc sĩ: 20.000 - 37.000 AUD/năm.
- Chương trình Tiến sĩ: 14.000 - 37.000 AUD/năm. (không áp dụng cho các khóa học liên quan đến ngành Y)
- Sinh hoạt phí trung bình theo thống kê của Study in Australia vào khoảng: 18.610 AUD/năm.
+ Nếu đi cùng vợ/chồng: Sinh hoạt phí tăng thêm khoảng 6.515 AUD.
+ Trường hợp mang theo con nhỏ, chi phí tăng thêm khoảng 3.720 AUD/trẻ nhỏ.
+ Học phí cho 1 trẻ từ 5 – 18 tuổi là khoảng 8.000 AUD/năm.
Tài chính là một trong những gánh nặng lớn nhất của các bậc phụ huynh
Chi phí ăn ở:
- Ở cùng gia đình người bản xứ: 142 AUD - 350 AUD /tuần.
- Thuê nhà: 70 AUD - 400 AUD/tuần (lựa chọn thích hợp cho học sinh muốn du học Úc tiết kiệm chi phí)
- Nội trú tại trường: 12.934 AUD  - 25.868 AUD/năm.
Sinh hoạt phí:
- Gas, điện nếu không bao gồm trong tiền thuê nhà là 60-100 AUD/tuần.
- Điện thoại di động trả trước (không giảm giá): 0.88 AUD/phút.
- Điện thoại bàn và Internet: 20-50 AUD.
- Bảo hiểm sinh viên: 437 AUD (kéo dài trong vòng 12 tháng)
Có thể thấy chi phí du học Úc khá cao so với điều kiện kinh tế của đại bộ phận gia đình Việt Nam. Quyết định cho con em mình du học là phải đầu tư cả một gia tài và người đi du học phải gánh trên vai áp lực thành công rất lớn.

Bí quyết sống sót khi du học định cư Úc

Chính phủ Úc tạo nhiều điều kiện để du học sinh sau khi tốt nghiệp được phép ở lại làm việc và xem xét định cư. Tuy nhiên với dòng người ào ạt đổ vào thị trường lao động định cư Úc liệu rằng bạn có đủ sức chen chân và tìm kiếm được một công việc ngon lành? Vậy bí quyết nào giúp bạn tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp?

Việc lựa chọn ngành học đúng đắn ngay từ ban đầu không phải là điều dễ dàng. Tại Việt Nam, từng có một thời gian ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán đã tạo thành cơn sốt rất “hot” kèm theo đó là số lượng sinh viên đổ xô vào ngành học này, nhưng khi lứa sinh viên đó ra trường thì cơn sốt đã nguội hẳn và tàn tích để lại là một đội quân thất nghiệp xếp hàng dài. Vì thế, việc cân nhắc lựa chọn cho mình một ngành học đúng đắn, không sớm bị đào thải là điều không dễ dàng gì.

Úc có chính sách cho sinh viên làm thêm rất tốt khi cho phép sinh viên được phép làm thêm tới 40 giờ/2 tuần. Nhưng đó lại là một rủi ro đối với sinh viên Việt Nam khi các bạn quá tập trung vào việc làm thêm mà bỏ bê công việc học tập dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng, bị nợ môn, thậm chí còn bị hủy Visa bị bỏ học quá nhiều.

Với chương trình thực tập hưởng lương tại một số trường của Úc, các kỳ thực tập được xen kẽ với các kỳ học. Du học sinh có thể dùng ngay tiền lương thực tập để chi trả học phí cho kỳ kế tiếp. Tùy vào biểu hiện của du học sinh, lương thực tập lên tới trên 500 triệu đồng. Nếu bạn không quá xuất sắc tới mức kiếm được những suất học bổng trị giá lớn vốn chỉ dành cho một người trong vạn người thì đây có thể coi là phương án tối ưu giúp giảm thiểu gánh nặng chi phí du họcđịnh cư Úc.


Úc có chính sách cho sinh viên làm thêm rất tốt 

Trước kỳ thực tập, nhà trường sẽ tổ chức lớp đào tạo kỹ lưỡng cho sinh viên về cách thức chuẩn bị hồ sơ xin việc, cách trả lời phỏng vấn, thậm chí cả cách thức ăn mặc khi đi phỏng vấn, cách tạo thiện cảm với người phỏng vấn v.v…  Sau đó, trường tổ chức một “hội chợ việc làm” với các nhà tuyển dụng là hệ thống những đối tác của trường (thường là những công ty, tập đoàn lớn). Vậy nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn đơn vị mà mình thích làm việc và chứng tỏ năng lực qua buổi phỏng vấn để khiến họ phải gật đầu nhận bạn. Đây là cơ hội cọ xát và thực hành tuyệt vời cho sinh viên cho tương lai đi xin việc sau này. Tuy nhiên, với nhiều sinh viên, các cuộc phỏng vấn trong hội chợ việc làm nho nhỏ của trường này đã chốt luôn nơi làm việc tương lai của họ.


Không có nhận xét nào

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.