Nhọc nhằn đi “săn” visa Mỹ
Mất 5 năm xin visa Mỹ, trải qua nhiều cuộc phỏng vấn, tốn tổng cộng
hơn chục nghìn USD cho đủ loại chi phí nhưng hết lần này đến lần khác anh Quang
đều bị đánh trượt.
5 năm không xin được visa Mỹ
Phó giám đốc một công ty xuất nhập
khẩu tại TP HCM, anh Quang (sinh năm 1984) cho hay đã làm hồ sơ xin visa đi Mỹ
từ năm 2007 đến nay nhưng chưa lần nào được chấp nhận. "Tôi luôn bị đánh
trượt dù xin visa du lịch, nghiên cứu thị trường hay dự triển lãm, hội nghị...
Mỗi lần thay đổi mục đích chuyến đi phải bổ sung hồ sơ rất vất vả nhưng mãi
không thành", anh Quang chia sẻ.
Người này cho hay, anh đã xin
visa Mỹ từ giai đoạn phí phỏng vấn còn 50 USD một lần nay đã tăng lên 160
USD. Mỗi đợt phỏng vấn mới đều phải nộp thêm phí, bổ sung hồ sơ lại tốn tiền
trà nước cho công ty làm dịch vụ tư vấn. "Nếu cộng tất cả chi phí lo visa
trong 5 năm qua tôi đã tiêu tốn hơn chục nghìn USD nhưng thật buồn là đều thất
bại. Vì khó quá nên tôi đành bỏ cuộc", anh Quang tiếc rẻ.
![]() |
Người từng được cấp visa đi Mỹ cũng có thể bị rớt trong lần phỏng vấn thứ hai. |
Ngay cả những người từng được cấp
visa đi Mỹ cũng có thể bị rớt trong lần phỏng vấn thứ hai. Anh Vương (sinh năm
1989) từng 7 lần xin được visa đi Mỹ kể, chính cô em gái của anh dù đã xin được
visa du học nhưng vẫn bị trượt trong lần xin visa tiếp theo. "Kết quả học
tập không tốt là lý do nhân viên phỏng vấn từ chối cấp visa. Em tôi thậm chí tốn
không ít tiền cậy nhờ nhiều dịch vụ tư vấn hỗ trợ xin visa thêm 5 lần nhưng đều
thất bại", anh nói.
Anh Vương chia sẻ, bí quyết để phỏng
vấn xin visa thành công là trung thực, hồ sơ đầy đủ và chứng minh được tài
chính vững chắc tại Việt Nam để Lãnh sự quán Mỹ tin rằng bạn sẽ trở về nước chứ
không ở lại Mỹ. Riêng visa du học Mỹ, điều quan trọng nhất là năng lực học
sinh. Nhân viên phỏng vấn có rất nhiều câu hỏi mẹo để phát hiện ra người xin
visa đang nói thật hay nói dối. Chỉ cần xuất hiện một chi tiết nhỏ cho thấy có
điều gì đó không đáng tin, hồ sơ sẽ dễ dàng bị loại.
Lãnh đạo một công ty tư vấn du học
quốc tế thâm niên 16 năm tại TP HCM cho biết, xin visa đi Mỹ dù ở bất cứ hình
thức nào (du học, du lịch, hội nghị, công tác...) đều có tỷ lệ trượt cao hơn
các nước khác. Chỉ tính riêng việc xin visa du học, xác suất thành công chỉ có
50%. Chi phí tổng cộng là 360 USD bao gồm phí quản lý hồ sơ và phí phỏng vấn.
"Tôi không lạ khi có người
than phiền tốn quá nhiều tiền để xin visa Mỹ. Bởi vì cứ trượt lần này thì lần
sau phải nộp thêm phí phỏng vấn là 160 USD. Nhiều trường hợp xin visa du học 3
lần mới được chấp thuận và vẫn có kỷ lục 5 lần phỏng vấn mới đậu", bà nói.
![]() |
Không lạ khi có người than phiền tốn quá nhiều tiền để xin visa Mỹ. |
Vị này cho hay, trong một buổi
sáng, Lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn hàng trăm trường hợp. Các nhân viên làm việc ở
đây không thể dành quá nhiều thời gian để hỏi cặn kẽ từng người. Hồ sơ được xem
qua trong khoảng thời gian rất ngắn và người xin visa có thể bị đánh rớt nếu sắp
xếp lộn xộn. Nhân viên lãnh sự quán Mỹ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối
cũng rất nhanh. Có trường hợp người xin visa chưa hiểu nổi vì sao mình bị đánh
trượt thì cuộc phỏng vấn đã kết thúc.
Trong khi đó, đại diện một đơn vị
chuyên làm dịch vụ visa Mỹ định cư, du lịch tại quận 1, TP HCM cho biết: "Những
người xin visa đi Mỹ đều hiểu họ nắm trong tay cơ hội đậu rất thấp vì tất cả phụ
thuộc quá lớn vào nhận định của người tiến hành phỏng vấn".Người này cho
biết thêm, các tiêu chí: tuổi tác, tài chính, năng lực, thân nhân, lý do đi Mỹ...
đều được soi kỹ. Song, dù xác suất bị từ chối cấp visa đi Mỹ khá lớn nhưng số
lượng yêu cầu vẫn rất cao. Hầu hết các trường hợp du học nước ngoài đều được tư
vấn chuyển sang những nước dễ xin visa hơn nhằm tránh mất thời gian và tránh tốn
kém tiền bạc của khách hàng.
Cách xin visa Mỹ thành công
Để việc xin visa Mỹ trở nên đơn
giản và nhanh chóng, bạn nên lưu ý cách tìm kiếm thông tin, thứ tự sắp xếp hồ
sơ, cách viết hồ sơ, cách trả lời phỏng vấn...
Tìm kiếm thông tin hướng dẫn: Việc
đầu tiên bạn nên làm là tìm kiếm thông tin cơ bản tại website chính thức của đại
sứ quán hoặc lãnh sự quán nước sở tại. Các thủ tục hồ sơ yêu cầu được cung cấp
và hướng dẫn đầy đủ ngay trong chuyên mục “Visa/Thị thực”. Bạn cũng có thể gọi
điện để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên viên bộ phận thị thực. Tuy nhiên,
tại một số website của đại sứ quán, bạn không thể tìm kiếm thông tin bằng tiếng
Việt, nhất là những hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng đương đơn, từng trường
hợp cụ thể hoặc đơn giản chỉ là một số loại giấy tờ để xác định mục đích chuyến
đi của bạn.
![]() |
Tại một số website của đại sứ quán, bạn không thể tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt |
Do đó, việc tìm đến một số đơn vị
thực hiện vai trò hỗ trợ thủ tục nhập cư, di dân là việc nên làm. Theo đó, bạn
có thể tìm đến những công ty lữ hành có uy tín và kinh nghiệm về lĩnh vực visa
nhờ tư vấn và thực hiện dịch vụ. Các công ty này có thể tư vấn và chuẩn bị hồ
sơ giúp bạn, phân tích điểm mạnh và yếu của từng hồ sơ, hỗ trợ bổ sung giấy tờ,
nhất là trong trường hợp đi công tác khẩn cấp hoặc chuyến du lịch cận kề mà một
số lý do nào đó làm cho việc xin visa bị trễ lại.
Kinh nghiệm chuẩn bị, nộp hồ sơ
và quá trình phỏng vấn: Khi nộp hồ sơ xin cấp visa Mỹ tại các đại sứ quán hoặc
lãnh sự quán, hầu hết đương đơn phải có mặt để thực hiện các bước phỏng vấn, chụp
ảnh, lấy dấu vân tay… Việc chuẩn bị hồ sơ mang đến trong buổi phỏng vấn rất
quan trọng. Nếu sắp xếp đúng hồ sơ theo hướng dẫn, bạn sẽ tránh được rủi ro phải
xếp hàng lại vì một số sứ quán quy định chặt chẽ về việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu
nào trước, tài liệu nào sau. Ngay cả đối với một số sứ quán không yêu cầu cụ thể
về việc sắp xếp hồ sơ, bạn vẫn nên chuẩn bị hồ sơ cẩn thận. Thông thường, thứ tự
sắp xếp sẽ là:
![]() |
Bạn nên nắm chắc toàn bộ thông tin về chuyến đi khi xin visa Mỹ |
- Hộ chiếu kẹp ngoài tờ khai.
- Một số giấy tờ chứng minh nghề
nghiệp (Đăng ký kinh doanh, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm...)
- Giấy, thư mời hoặc giấy tờ chứng
minh mục đích chuyến đi của bạn.
- Giấy tờ chứng minh tài chính (nếu
bắt buộc do quy định của mỗi sứ quán là khác nhau và tùy từng mục đích chuyến
đi mà chứng minh tài chính khác nhau).
- Giấy tờ về hôn nhân gia đình.
- Sau đó mới là các giấy tờ khác
(nếu có).
Trường hợp bạn đi theo đoàn thì
việc sắp xếp một hồ sơ chỉn chu cũng đòi hỏi người đại diện nộp phải có kinh
nghiệm, từ hồ sơ chung đến hồ sơ riêng của từng thành viên trong đoàn (ai trưởng
đoàn, ai hồ sơ mạnh nhất...).
Cách trả lời phỏng vấn: Đầu tiên bạn
nên nắm chắc toàn bộ thông tin về chuyến đi như: đi làm gì, bao nhiêu ngày, đi
với ai, ai chi trả cho chuyến đi... Những thông tin cơ bản này bạn chỉ cần nắm
được và trả lời chính xác thì việc phỏng vấn coi như thành công. Tuy nhiên, kết
quả không phụ thuộc vào mỗi việc phỏng vấn mà còn phụ thuộc vào yếu tố nhân
thân và việc chuẩn bị hồ sơ như tư vấn ở trên.
Không có nhận xét nào